TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Bác sĩ: Nhiều bênh nhân nCoV lúc đầu không triệu chứng gì, sau 7 – 8 ngày rất nặng, thậm chí không qua khỏi

Tính hình con “cô vi” mấy ngày gần đây có vẻ căng thẳng quá các mẹ ạ. Có ngày đọc báo mà thấy tận gần 2 nghìn người nhiễm bệnh trong 1 ngày mới sợ chứ. Sáng nào mở mắt thức dậy em cũng ước dịch bệnh đã qua đi, tất cả mọi người được trở về với cuộc sống như trước thôi ạ.

Mà em đọc báo còn thấy nói giờ nhiều người bị nhiễm nCov còn không cả có triệu chứng luôn cơ. Nhưng đừng vội mừng tưởng đây là trường hợp nhẹ nha.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang chi viện Đồng Tháp, nhận định: Nhiều bệnh nhân nCov không có biểu hiện khó thở dù phổi tổn thương nặng, sau đó lại diễn tiến nhanh khó lường nên rất nguy hiểm. Đó, phổi tổn thương nặng mà vẫn không có biểu hiện khó thở thì thật sự đáng sợ đó ạ.

Bệnh nhân không có biểu hiện khó thở dù phổi tổn thương nặng

Bác sĩ Cấp chi viện cho Đồng Tháp từ ngày 1/7, lúc đó 7 người nhiễm nCov đã qua đời, 3 người khác đang nguy kịch tại bệnh viện Sa Đéc.

Đến ngày 11/7, thì Đồng Tháp ghi nhận 17 trường hợp qua đời, 16 ca nặng tiên lượng xấu, trong tổng số hơn 500 ca nCov.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Và theo ông Tạ Tùng Lâm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp: Khoảng 80% trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, 20% trường hợp có triệu chứng, trong đó số ca nặng 5%.

Dịch bùng phát tại khoa Nội Bệnh viện Sa Đéc, trong khi ở đây lại có sẵn nhiều bệnh nhân có bệnh nền nặng như tiểu đường, suy thận giai đoạn cuối, ung thư…Những người này nhiễm nCov nên mới dẫn tới nhiều ca tử vong.

Vì không có triệu chứng nên nhiều BS nhầm lẫn cho rằng bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nghĩa là bệnh nhẹ vì thế không theo dõi sát nên không phát hiện diễn biến nặng kịp thời. BS Cấp nói: “Thực tế, nhiều bệnh nhân Covid-19 khi khởi phát có thể không có triệu chứng gì đáng kể, nhưng sau 7-8 ngày diễn tiến rất nặng hoặc thậm chí tử vong”.

Đặc điểm nguy hiểm nữa là nhiều bệnh nhân nCov không có biểu hiện khó thở dù phổi đã tổn thương nặng và suy hô hấp – hiện tượng “không triệu chứng giả”. Trường hợp này cũng từng xuất hiện ở nhiều đợt dịch trước và được gọi là “thiếu oxy yên lặng”. Nếu BS thiếu kinh nghiệm, không có thiết bị đo độ bão hòa oxy máu, thì có thể bỏ sót dấu hiệu khiến bệnh nhân nguy kịch đó ạ.

Mấu chốt để phát hiện, phân loại, sàng lọc bệnh nhân

Để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ diễn biến nặng, thì bác sĩ cần làm chủ xét nghiệm đánh giá về đông máu, miễn dịch, có năng lực phiên giải phù hợp kết quả xét nghiệm này. Tuy nhiên nhiều nơi hệ thống cơ sở y tế chưa thực hiện xét nghiệm, y bác sĩ chưa có năng lực phiên giải kết quả. Khi bệnh nhân nặng rồi mới phát hiện thì hiệu quả điều trị sẽ kém đi.

BS Cấp cho biết thời điểm mấu chốt để sàng lọc phân loại bệnh nhân nặng hay nhẹ là ngày thứ 7,8 điều trị. Tuy nhiên tại thời điểm mới xuất hiện bệnh thì BS không thể biết trước được bệnh nhân nào sẽ nặng hay nhẹ và không xác định được ngày 7-8 của bệnh nhân không triệu chứng.

Vì vậy nơi thu dung ban đầu cần coi những bệnh nhân mới phát hiện dương tính trong tuần đầu tiên là nhóm có nguy cơ diễn biến nặng để theo dõi sát, sàng lọc dấu hiệu nặng để kịp thời xử lý và điều trị.

Bệnh nhân nào sau hơn 1 tuần không có dấu hiệu dự báo tiến triển nặng trên lâm sàng và xét nghiệm thì mới coi là bệnh nhân nhẹ và chuyển sang khu cách ly chờ hồi phục.

“Với những bệnh nhân mắc mới tại cộng đồng, chúng tôi đang áp dụng mô hình điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế và những kinh nghiệm đã có để giảm tỷ lệ diễn biến nặng”, bác sĩ Cấp cho biết.

BS Cấp cho biết hiện đang áp dụng mô hình điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế đó là mô hình “tháp ba tầng” đã áp dụng thành công ở Bắc Giang, Bắc Ninh và đang vận dụng tại TP HCM.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cụ thể là: Bệnh nhân không triệu chứng được xếp vào khu vực “tầng 1” là các bệnh viện dã chiến để theo dõi; bệnh nhân nhẹ đưa vào khu vực “tầng 2” là các bệnh viện trị Covid hoặc chuyển đổi công năng, điều trị theo triệu chứng; bệnh nhân nặng điều trị ở “tầng ba” là các bệnh viện chuyên sâu Covid có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật cao và đơn vị hồi sức tích cực (ICU).

BS Cấp giải thích: “Có thể tưởng tượng hệ thống điều trị như một tòa tháp, càng bên dưới lượng bệnh nhân càng rộng nhưng số nhân viên y tế càng ít, càng lên trên lượng bệnh nhân giảm đi nhưng tập trung thầy thuốc và trang thiết bị kỹ thuật càng cao”.

Theo đó thì bệnh nhân nCov mới phát hiện sẽ được vào “tầng 2”. Nếu sau 7-8 ngày không có biểu hiện gì nặng, họ được chuyển xuống tầng một của tháp là khu vực cách ly chờ ra viện. Còn nếu nặng thì chuyển lên tầng 3 để điều trị

Tuy nhiên hạn chế khiến nhiều địa phương chưa vận dụng được đúng mô hình đó là khó khăn về nhân lực, trang bị hồi sức cấp cứu, năng lực kỹ thuật hồi sức. Một số cơ sở còn thiếu vật tư, trang thiết bị và nhân lực để triển khai các xét nghiệm và kỹ thuật hồi sức cần thiết.

BS Cấp nói: “Nếu nCov bùng phát trên diện rộng, khó nhận được sự hỗ trợ nhiều cho đơn vị, một số địa phương có thể sẽ gặp khó khăn trong điều trị bệnh nhân nCov nặng”.

Theo thống kê của Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, đến ngày 10/7, toàn quốc có hơn 15.000 ca nCov đang điều trị tại các cơ sở y tế. Trong đó, 270 bệnh nhân nCov có tiên lượng nặng, 106 người tiên lượng rất nặng (thống kê đến ngày 7/7). Tỷ lệ ca tiên lượng nặng chiếm 3,3%, tiên lượng rất nặng chiếm 1,3%, 9 người tiên lượng tử vong (0,1%). Nhiều ca bệnh dưới 40 tuổi, trẻ, không có bệnh nền song vẫn diễn biến nặng, nguy cơ tử vong thường trực.

Còn Sở Y tế TP HCM ngày 28/6 nhận định có khoảng 80% bệnh nhân nCov trong đợt dịch này không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, khoảng 1,3% bệnh nhân có triệu chứng nặng, cần hỗ trợ hô hấp, 68% ca mắc nCov không có triệu chứng.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/bac-si-nhieu-benh-nhan-ncov-luc-dau-khong-trieu-chung-gi-sau-7-8-ngay-rat-nang-tham-chi-qua-doi

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *