TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

HỎI-ĐÁP: Nếu thành F0 thì cần mang những gì đến bviện dã chiến, F0, F1 là trẻ em thì người thân có được theo?

Câu hỏi: Tôi đang sống cùng hẻm với người mắc Covid-19 và xác định bản thân có nguy cơ cao do từng nói chuyện với F0. Trong đợt xét nghiệm tiếp theo, nếu kết quả dương tính và phải đến bệnh viện dã chiến, tôi cần mang theo vật dụng gì?

Bác sĩ chuyên khoa I Tống Hồ Tứ Phương, Bệnh Viện Nhi đồng Thành phố, đang công tác tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 4.

Ảnh minh hoạ

Sau 2 ngày công tác tại Bệnh viện dã chiến tiếp nhận và điều trị Covid-19 số 4, tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh và phụ trách tiếp nhận các F0 đến điều trị, theo tôi, bạn có thể chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau đây:

1. Nước uống

Mang theo bình nước uống 5 lít hoặc ít nhất 1,5 lít/người. Trường hợp được chuyển đến bệnh viện giữa khuya hoặc nhân viên y tế chưa chuẩn bị kịp nước thì bạn vẫn có để uống nước. Người mắc Covid-19 cần uống nhiều nước hơn.

2. Thực phẩm khô

Bạn nên tự chuẩn bị thức ăn khô có sẵn và dễ chế biến như mì tôm, cháo gói, miến, hủ tiếu, sữa tươi, đồ đóng hộp và chiếc ấm đun nước. Vì số lượng bệnh nhập rất đông, chỉ trong 4-5 ngày đã nhận hàng nghìn F0, vậy nên sự sơ suất trong khâu phân chia suất ăn có thể xảy ra.

Ảnh minh hoạ

Sẽ có tình huống người bị phát thiếu cơm, sau đó phải chờ thêm thời gian để bệnh viện cung cấp. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình thực phẩm để ăn khi đói.

3. Xà phòng và đồ dùng vệ sinh cá nhân

Bạn nên tự trang bị cho mình bàn chải và kem đánh răng, dầu gội đầu và các loại mỹ phẩm cần thiết cho bản thân và bắt buộc là nên mang theo bánh xà phòng. Xà phòng này dùng để rửa tay đều đặn mỗi lần tiếp xúc, cầm nắm vật dụng trong suốt 21 ngày cách ly điều trị hoặc hơn.

Nước sát khuẩn tay nhanh hoặc cồn dùng rửa tay hàng ngày cũng không tốt cho da của bạn và gây khó khăn trong việc đảm bảo an toàn (cồn rất dễ bắt lửa) cho vài nghìn bệnh nhân. Vậy nên rửa tay bằng xà bông sẽ đảm bảo an vệ sinh mà không làm tổn thương da tay.

4. Áo quần, chăn màn

Bạn cần mang áo quần thoải mái, mang vừa vì có thể giặt mỗi ngày; Mang theo chăn màn, chai xịt muỗi…

Ảnh minh hoạ

Đây là những thứ cơ bản nhất bạn có thể chuẩn bị trong tình huống phải đi bất ngờ. Sau 1-3 ngày ổn định chỗ ở, bạn có thể nhờ người nhà tiếp tế thêm đồ cần thiết.

Ngoài ra, các bệnh viện dã chiến hiện nay mang tính chất “dã chiến” do được tận dụng từ chung cư bỏ trống khá lâu, nên có rất nhiều khó khăn và hạn chế những ngày đầu đi vào hoạt động. Dịch bệnh là điều chúng ta không mong muốn, nên mong mọi người cùng hiểu và cảm thông. Việc tự trang bị đồ dùng cá nhân sẽ giúp bạn thích nghi tốt hơn trong những ngày đầu.

Nếu F0, F1 là trẻ em – người thân có được theo chăm sóc không?

Nhiều người dân thắc mắc, nếu trẻ em phải vô khu cách ly hoặc vô bệnh viện điều trị COVID-19 thì cha mẹ hoặc người thân các bé có được theo để chăm sóc trực tiếp không, nếu được có cần điều kiện gì?

Ảnh minh hoạ

Hiện nay Sở Y tế TP.HCM đã phân công cho Bệnh viện Nhi đồng thành phố và Bệnh viện Nhi đồng 2 chịu trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhi mắc COVID-19.

Trao đổi với ThS.BS Phạm Thái Sơn – phó khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết bệnh viện đang điều trị cho khoảng 80 trẻ mắc COVID-19. Do số lượng trẻ đông, nhân viên y tế không thể chăm sóc cùng lúc nhiều trẻ được.

Mỗi trẻ mắc COVID-19 sẽ được một người thân chăm sóc. Trường hợp cả người thân và trẻ đều mắc COVID-19 sẽ được điều trị chung, nếu người thân chuyển nặng sẽ được chuyển lên bệnh viện điều trị COVID-19 tuyến trên, gia đình sẽ bố trí người khác để chăm sóc bé.

Trường hợp trẻ mắc COVID-19 nhưng người thân không mắc, bé vẫn được 1 người thân chăm sóc, bệnh viện sẽ tư vấn các nguy cơ lây nhiễm, hướng dẫn người nhà các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, các nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 và viết giấy cam kết trước khi vào chăm sóc trẻ.

Ảnh minh hoạ

Theo quy định của Sở Y tế, đối với các trường hợp bệnh nhi ở khu cách ly tập trung có bệnh lý cần nhập viện điều trị, khu cách ly tập trung chuyển bệnh nhi về các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn.

Trẻ lớn có thể tự lập thì cách ly một mình. Với bệnh nhi cần người nhà theo cùng, bệnh viện phải tư vấn các nguy cơ lây nhiễm, hướng dẫn người nhà các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân…

Tất cả nội dung tư vấn phải được người nhà chấp thuận và thể hiện bằng văn bản. Người nhà phải được thực hiện xét nghiệm RT-PCR trước khi vào khu cách ly chăm sóc bé.

Nếu cả hai (bệnh nhi và thân nhân) được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 2 thì bệnh viện phải hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới về phác đồ điều trị đối với người mắc COVID-19 là người lớn (thân nhân bệnh nhi).

Tôi đi rút tiền ở TP.HCM có vi phạm Chỉ thị 16?

Tôi đang ở quận 1, TP.HCM. Ngày 9/7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tiền mặt để tiêu xài đã hết, vậy tôi có được ra ATM hoặc ngân hàng để rút tiền không? Mấy hôm nay tôi rất băn khoăn nhưng không dám ra đường đi rút tiền vì không phải chỗ nào cũng có thể trả bằng thẻ.

Ra đường trong trường hợp này thì có được xem là ra đường khi cần thiết không? Vì trong liệt kê trong danh mục thiết yếu của Chỉ thị 16 tôi không thấy nhắc gì đến việc người dân được phép ra ngân hàng giao dịch.

Ảnh minh hoạ

Luật sư Đào Thị Bích Liên (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số ca nhiễm ngày càng tăng trên địa bàn, ngày 8/7, UBND TP.HCM ban hành Công văn số 2279 về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Điều 2 Công văn 2279 nêu rõ: Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong một số trường hợp thật sự cần thiết. Trong đó có quy định việc ra ngoài để mua lương thực, thực phẩm.

Tuy Chỉ thị 16 và công văn 2279 không nêu rõ việc có được ra ngoài cây ATM hay ngân hàng để rút tiền hay không. Nhưng để đảm bảo an toàn cho mọi người và phát huy hiệu quả phòng, chống dịch bệnh Công văn 2279 nêu rõ: Căn cứ vào tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn TP, trên cơ sở “có kế thừa, có đổi mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội” nhằm triệt để khoanh vùng, tập trung truy vết và dập dịch trong cộng đồng”.

Ảnh minh hoạ

Trường hợp của bạn là ra ngoài rút tiền ở cây ATM hoặc ngân hàng cũng được xem là “thật sự cần thiết”. Nhưng bạn cũng nên hạn chế tối đa việc ra đường, bạn có thể rút nhiều tiền hơn mức bình thường để dùng cho những lần sau. Trong trường hợp khẩn cấp cần rút tiền, bạn nên đi một mình, không đi nhiều người.

Đồng thời, bạn cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.

Nếu bạn ra đường không có lý do chính đáng, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách 2 m sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng (theo điểm a, khoản 1, Điều 12 Nghị định 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế). Các hành vi này vi phạm không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Theo: Zing/ Tuổi Trẻ

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *