TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Những điều cần làm ngay khi mắc COVID-19 nhưng chưa đến bệnh viện: Nhất định phải có thuốc cần thiết

Khi phát hiện mắc COVID-19, các trường hợp F0 được cách ly tại nhà cần thực hiện ngay những điều sau đây theo đúng quy định phòng chống dịch bệnh.

Giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát, việc quá tải tại các cơ sở y tế là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, hiện nay các trường hợp nghiêm trọng sẽ được ưu tiên tới bệnh viện chữa trị. Với những ca mắc là F0 hoặc có triệu chứng nhẹ, không có triệu chứng, sẽ được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, cần phải làm gì khi mắc COVID-19 mà không tới viện là điều không phải ai cũng biết.

Để khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh viện, nhiều ca mắc COVID-19 hiện được cách ly ở nhà và có nhân viên y tế theo dõi, điều trị khi có diễn biến nặng.

Chuẩn bị những gì khi cách ly tại nhà?

Khi phát hiện bị mắc virus, được phép thực hiện cách ly điều trị tại nhà, người bệnh nên có sự chuẩn bị kỹ càng. Ngay cả khi chưa mắc nhưng để phòng nguy cơ, ai cũng nên tự trang bị trước những thứ cần thiết như thuốc hạ sốt, dung dịch Oresol và thiết bị theo dõi nhịp tở, nồng độ bão hòa oxy trong máu…

Ngoài ra, các loại thực phẩm hỗ trợ để bổ sung dinh dưỡng trong quá trình cách ly tại nhà cũng không thể thiếu. Một số thực phẩm giàu vitamin C, tăng sức đề kháng nên được ưu tiên để người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Bệnh nhân nên chuẩn bị thuốc hạ sốt, Oresol bù nước, thực phẩm giàu dinh dưỡng và một vài thiết bị kiểm tra thân nhiệt, đo nhịp tim,…để có thể tự điều trị tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thu Anh (Giám đốc Quốc gia Viện Nghiên Cứu Y khoa Woolcock Việt Nam) cũng khuyên rằng, nếu là F0 được hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc chờ thông tin từ cơ sở y tế, chưa thể đến bệnh viện, bạn nên ghi nhớ một số chú ý dưới đây.

Ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng

Hàng ngày, F0 nên tự ghi lại các triệu chứng để theo dõi. Theo chia sẻ của bác sĩ, thời gian đầu bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe mạnh ngay cả khi nồng độ oxy trong máu có sự giảm sút. Tuy nhiên, tới ngày thứ 5 đến ngày thứ 10, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Trường hợp diễn biến nặng cần lưu ý.

– Phải tự cách ly trong phòng riêng, không tiếp xúc với bất kỳ ai.

– Mở cửa sổ để thông gió, luôn phải đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong phòng.

– Uống nhiều nước lọc, pha loãng dung dịch Oresol để bù nước.

– Vận động nhẹ nhàng, đi lại trong nhà hoặc tập yoga để nâng cao sức đề kháng.

Cùng với đó, người bệnh có thể tự đo nhịp thở bằng cách thả lòng cơ thể, thở đều và đếm số lần thở trong một phút. Khi thấy nhịp thở trên 24 lần cần liên lạc với nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn hoặc đưa tới viện điều trị.

Nếu không được nhân viên y tế trang bị thiết bị kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu, F0 cách ly tại nhà nên tự chuẩn bị để đo 3 – 4 lần/ngày.

Uống Paracetamol khi có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C

Bắt đầu thấy có hiện tượng sốt cao, trên 38,5 độ C, người bệnh nên dùng thuốc hạ sốt. Với người trưởng thành, nặng <70kg, mỗi lần có thể uống 1 – 1,5 viên Paracetamol 500mg. Trường hợp >70kg mỗi ngày uống 2 viên. Mỗi ngày uống không quá 4 lần, mỗi lần cách từ 4 – 6 tiếng.

Nếu là bệnh nhi, nên chú ý lượng uống 10 – 15mg trên mỗi kg trong một lần. Cứ 4 – 6 tiếng thì cho trẻ uống một lần và không quá 4 lần/ngày. Tối đa một lần uống hạ sốt không vượt mức 500mg. Với người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc hay bệnh lý nền như viêm gan, xơ gan, cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Nếu uống thuốc không hạ sốt hoặc có những dấu hiệu sau thì cần liên hệ với nhân viên y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được tới bệnh viện điều trị. Các dấu hiệu bao gồm:

– Nhịp thở tăng trên 24 lần/phút kèm theo khó thở.

– Độ bão hòa oxy trong máu giảm dưới mức 94%.

– Khó phát âm đủ câu, nhầm lẫn về địa điểm và thời gian.

– Da xanh xao, môi tái nhợt.

– Không có khả năng tự cầm nắm, đi lại khó khăn.

– Không ăn uống được hoặc bị lạnh ngón chân, ngón tay.

F0 cách ly tại nhà nếu dùng hạ sốt không hiệu quả, diễn biến nặng lên, cần liên hệ với nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được nhập viện. (Ảnh: Hữu Khoa).

Tuân thủ 5K và tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài việc tuân thủ nghiêm túc quy tắc 5K, F0 cách ly tại nhà còn cần tăng cường hệ miễn dịch. Bệnh nhân cần ăn sạch, uống sạch, bổ sung vitamin và các khoáng chất đầy đủ. Ưu tiên dưỡng chất tự nhiên từ rau của, trái cây tươi. Bên cạnh đó, người bệnh cần vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Khi có nhân viên y tế tới kiểm tra, người bệnh phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nhất định. Song song với đó, thường xuyên rửa tay, vệ sinh các khu vực tiếp xúc nhiều ở bề mặt như bàn, ghế, tay nắm cửa… Công tác khử khuẩn rất quan trọng trong quá trình cách ly ại nhà. Làm tốt những điều này sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ lây nhiễm, sớm hồi phục.

Nguồn: https://vnexpress.net/lam-gi-khi-mac-covid-19-ma-chua-den-benh-vien-4309195.html

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *