TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

Sống khoẻ SỨC KHOẺ

Cảnh báo triệu chứng khi nhiễm biến thể Delta đã thay đổi, người đã tiêm và chưa tiêm cũng khác nhau

Không biết các mẹ có để ý không nhưng mình thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí về dịch nCoV. Mình thấy là sau mỗi lần xuất hiện làn sóng dịch, kiểu gì cũng có biến thể mới. Tuy nhiên, biến thể Delta lần này là khủng khiếp nhất khi mà có tốc độ lây lan nhanh, mạnh hơn hẳn. Cũng bởi vậy mà khiến số ca nhiễm ở nước ta tăng nhanh.

Mình đọc báo thì thấy không chỉ bị đột biến mà chủng virus còn có những triệu chứng thay đổi, khác hẳn với virus ban đầu chứ không còn như xưa nữa đâu các mẹ ạ. Kể cả người đã tiêm vắc xin và chưa tiêm thì biểu hiện cũng khác nhau.

Mọi người nên nắm rõ nhé

TS. Herrero nhận định: Triệu chứng của bệnh nhân biến thể Delta khác với người mắc chủng virus nCoV gốc. Ảnh: Internet

Triệu chứng phổ biến khi mắc biến thể Delta đã thay đổi, khác chủng gốc

Đó là nhận định của TS. Lara Herrero (Đại học Griffith – Úc). Theo vị chuyên gia này, những dữ liệu gần đây cho thấy người bị nhiễm biến thể Delta (còn được gọi là biến thể Ấn Độ) có thể sẽ gặp phải các triệu chứng phổ biến khác với chủng nCoV ban đầu.

Cụ thể, bà Herrero nói rằng: những dấu hiệu phổ biến được ghi nhận ở bệnh nhân nCov từ khi đại dịch bắt đầu được công bố là ho dai dẳng, sốt, mất khứu giác, vị giác… Thế nhưng mới đây, thông qua việc phân tích dữ liệu báo cáo về triệu chứng nCoV bằng thiết bị di động của hơn 4,6 triệu bệnh nhân trên toàn cầu được thu thập từ tháng 5 tới nay. Dữ liệu này, được Trường ĐH Hoàng gia London Anh thực hiện, giới chuyên gia nhận thấy, các dấu hiệu ban đầu kể trên nay đã ít phổ biến hơn.

Thay vào đó, các triệu chứng thường gặp ở cộng đồng mà biến thể này ‘mang’ tới là: đau đầu, đau họng và sổ mũi.

Hình minh họa, internet

– Trong đó, đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt, ho dai dẳng là 5 triệu chứng được ghi nhận thường gặp nhất ở những bệnh nhân chưa tiêm vắc xin.

– Với người đã tiêm 1 liều thì triệu chứng hay gặp là đau đầu, sổ mũi, đau họng, hắt hơi, ho dai dẳng.

– Đối với nhóm người đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi thì có biểu hiện đau đầu, sổ mũi, hắt xì, đau họng và mất khứu giác.

Từ kết quả nghiên cứu này, bà Herrero nhận định: Các triệu chứng phổ biến mới khi mắc biến chủng Delta rất dễ gây nhầm lẫn với chứng bệnh cảm lạnh thông thường. Một người bị sổ mũi, đau họng có thể là do bị cảm lạnh nhưng cũng có thể là do đã mắc nCoV.

Theo TS. Herrero, mặc dù biến thể mới dường như tác động ít nhiều tới hiệu quả của vắc xin. Thế nhưng với chủng Delta, vắc xin Pfizer/BioNTech hay Oxford/AstraZeneca vẫn có những phản ứng miễn dịch tốt sau khi được tiêm đầy đủ 2 mũi chủng ngừa. Quan trọng hơn, 2 loại vắc xin này đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại nguy cơ chuyển nặng lên tới hơn 90%.

Hình minh họa, internet

Bằng chứng là một sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ hồi tháng 6 của New South Wales (Úc). Trong số 30 người tham gia bữa tiếc sinh nhật có ca dương tính thì có tới 24 người chưa được tiêm đã dương tính với biến thể Delta. 6 người còn lại đã được tiêm phòng, trong đó có 1 người chỉ vừa tiêm mũi đầu tiên. Thế nhưng, cả 6 người này đều có kết quả âm tính.

Bà Herrero nói rằng: Trường hợp nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng là rất hiếm song nó vẫn có thể xảy ra. Chỉ có điều, ở những bệnh nhân này, tải lượng virus rất thấp và các triệu chứng cũng nhẹ hơn hẳn so với bệnh nhân chưa tiêm chủng.

Mặc dù vậy, bà cũng cảnh báo rằng mọi người không được chủ quan. Bởi, Delta đã được WHO đánh giá là chủng dễ lây nhiễm nhất trong số chủng virus SARS-CoV-2 đã được xác định tới nay. Do đó, bà khuyến nghị người dân, nếu có bất kì triệu chứng nào, ngay cả khi chỉ là sụt sịt mũi cũng cần lưu tâm và liên hệ sớm với cơ quan y tế khi tình hình tệ đi. Đặc biệt, cần tiêm chủng càng sớm càng tốt.

Chuyên gia: Người không tiêm phòng vắc xin sẽ trở thành ‘nhà máy sản xuất biến thể’

Đó là nhận định của GS. TS Willoiam Schanffner (Khoa Bệnh truyền nhiễm – TT Y tế ĐH Vanderbilt – Mỹ). Theo đó, ông cảnh báo rằng: ‘Những người không hoặc chưa được tiêm chủng vắc xin sẽ là những nhà máy sản xuất biến thể tiềm tàng. Càng có nhiều người không được tiêm chủng thì virus càng có nhiều cơ hội sinh sôi, phát triển.

Hình minh họa, internet

Ông lý giải rằng: các loại virus đều đột biến trong cơ thể vật chủ. Trong khi một số đột biến làm suy yếu virus thì có một số khác lại giúp chúng dễ lây hơn hoặc khả năng lây nhiễm đa dạng hơn. ‘Khi virus xuất hiện, nó sẽ đột biến và có thể tạo ra một dạng đột biến thậm chí còn nghiêm trọng hơn trước’, ông nói.

Khi virus truyền sang người khác thì số lượng đột biến sẽ nhân lên. Nếu đủ mạnh, nó sẽ hình thành biến thể. Các chuyên gia nói răng: một phiên bản đột biến phải tự tái tạo để trở thành biến thể mới. Và chính những người chưa được tiêm chủng sẽ tạo cho nó cơ hội đó.

Về cơ bản, virus nếu không lây lan thì không thể đột biến. Vì thế, phạm vi tiêm chủng càng cao thì hiệu quả ngăn chặn đột biến thành biến thể càng tốt.

Nhà vi sinh vật học và miễn dịch Andrew Pekosz (Trường Y tế công cộng Bloomberg, ĐH John Hopkins, Mỹ) nhấn mạnh: ‘Mỗi khi virus thay đổi, nó lại bổ sung nền tảng khác để xuất hiện thêm nhiều đột biến’.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/canh-bao-trieu-chung-khi-nhiem-bien-the-delta-da-thay-doi-nguoi-da-tiem-va-chua-tiem-cung-khac-nhau

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *