TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

Sống khoẻ

Uống cà phê vào 8-9h sáng là sai lầm của triệu người: Không giúp tỉnh táo mà còn gây hại

Mình có thói quen uống cà phê hàng ngày để tỉnh táo. Khung giờ mình hay sử dụng là 8-9h sáng vì đây là lúc mình bắt đầu vào làm việc. Tuy nhiên, sau một thời gian thì mình nhận ra rằng: Uống vào khung giờ này không hề giúp mình tỉnh táo hơn. Ngược lại, nó còn khiến cho mình cảm thấy mệt mỏi hơn.

Lý do vì sao mình lại khẳng định nguyên nhân từ cà phê? Đó là vì sau khi bỏ đi cữ cà phê lúc 8-9h sáng này thì mình không hề cảm thấy thế nữa. Sau khi thử rất nhiều lần thì mình mới phát hiện ra nguyên nhân đến từ cà phê chứ chẳng phải thứ gì khác. Trong khi đó, nếu uống ở khung giờ khác thì mình cảm thấy rất dễ chịu, thoái mái và tỉnh táo vô cùng.

Để biết rõ nguyên nhân tại sao, mình đã tìm hiểu thông tin trên báo. Quả thực, báo chí đã đưa tin về vấn đề này rồi mà mình chẳng hay biết gì, đúng là lạc hậu quá đi mà.

hình ảnh

Đừng ai uống cà phê vào 8-9h sáng nữa. Ảnh minh họa, nguồn: VNE

Tại sao uống cà phê từ 8 -9h sáng lại là một sai lầm?

Theo đó, các chuyên gia nói rằng: Khung giờ từ 8-9h sáng là lúc mà hàm lượng cortisol ở mức rất cao. Đây là một loại hormone gây căng thẳng. Bản thân cà phê cũng có tác dung làm tăng hàm lượng cortisol. Vì thế, nếu bạn uống vào khung giờ này, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng vọt một cách nhanh chóng. Điều đó gây ra tình trạng lo lắng, bồn chồn. Khi đó, nó không chỉ ảnh hưởng tới trạng thái của bản thân mà còn khiến hiệu quả công việc của bạn giảm xuống. Vì thế, quyết định khôn ngoan là nên tránh ngay khung giờ này.

Ngoài khung giờ từ 8-9h sáng thì còn một mốc thời gian nữa mà bạn cũng không nên dùng cà phê. Đó là khung giờ từ 12h-1h chiều. Đây cũng là khung thời gian mà mọi người hay sử dụng cà phê để tinh thần tỉnh táo. Thế nhưng, đây lại cũng là khung giờ mà mức cortisol của bạn tăng lên.

Vậy chúng ta nên uống cà phê vào khung giờ nào?

Các chuyên gia nói rằng: Để tận dụng tối đa lợi ích của cà phê thì mọi người nên sử dụng vào cuối buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Đây là thời điểm cách lúc thức dậy khoảng 3-4 giờ (với người phương Tây). Còn như ở Việt Nam, khung giờ mà bạn có thể uống cà phê là 9h30 – 11h30 sáng. Vì đây là thời điểm mà nồng độ hormone cortisol đang ở mức thấp. Việc uống cà phê vào lúc này sẽ giúp cơ thể thấy tỉnh táo hơn.

hình ảnh

Thói quen uống cà phê có ở rất nhiều người Việt. Ảnh minh họa, nguồn: NLĐ

Uống cà phê mỗi ngày có tốt không?

Theo thông tin trên tờ Thanh Niên thì mỗi ngày uống một tách cà phê có thể làm giảm 20% nguy cơ ung thư gan. Cụ thể, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton và Đại học Edinburgh (Anh) đã phát hiện ra rằng: Cà phê có thể làm giảm đáng kể nguy cơ K gan.

Để khẳng định điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ 26 nghiên cứu với tổng số 2,25 triệu người tham gia. Họ nhận thấy rằng: Những người uống ít nhất 1 cốc cà phê/ngày có nguy cơ mắc K gan thấp hơn 20% so với người không uống. Người uống 2 cốc/ngày thì có thể giảm nguy cơ 35% và uống r cốc/ngày thì giảm tới 50%.

Tuy nhiên, PGS. Oliver Kennedy (Đại học Bufalo, Mỹ) – tác giả chính của đánh giá nói rằng: Nghiên cứu này không khuyến khích tiêu thụ quá nhiều cà phê. Bởi, dù nó mang lại lợi ích nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều tác dụng phụ như cao huyết áp, khó tiêu, bệnh gout, mất ngủ và bồn chồn lo lắng.

Uống cà phê từ 8-9 giờ sáng, sai lầm của không biết bao nhiêu người

Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo: Bạn chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư của Anh cũng xác nhận: Việc tiêu thụ cà phê làm giảm nguy cơ mắc K gan. Nghiên cứu quy mô lớn đã phân tích mức tiêu thụ cà phê của gần 500.000 người.

Sau khi phân tích, các nhà khoa học phát hiện: Những người uống cà phê đã giảm nguy cơ K gan so với người không uống cà phê. Tác giả nghiên cứu cho rằng: Đó là nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào trong cà phê đã bảo vệ cơ thể chống lại K gan. Tuy nhiên, uống cà phê không thể bảo vệ cơ thể, chống lại K do tác hại của rượu, thuốc lá.

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *