TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Vắc xin AstraZeneca hiệu quả tới đâu, có cần dặm thêm mũi 3 không: Chuyên gia giải thích

AstraZeneca là một trong những vắc xin đầu tiên trên Thế giới được phê duyệt và đưa vào sử dụng sớm nhất. Đây  cũng là loại vắc xin được tiêm nhiều nhất ở Việt Nam hiện giờ.

Mọi người biết không, các chuyên gia đánh giá cao rất về hiệu quả bảo vệ của vắc xin AstraZeneca cả về khả năng ngăn ngừa lây nhiễm, giúp F0 tránh được nguy cơ bệnh nặng và qua đời .

Trong thực tế, rất nhiều người đã được tiêm tới 2 mũi, nhưng không biết vắc xin này đạt hiệu quả cao nhất khi nào và có cần tiêm mũi tăng cường như Pfizer đang thực hiện ở một số quốc gia trên Thế giới không?

Những thắc mắc này mình đã đọc được thông tin giải đáp trên báo VNN rồi, mình chia sẻ lại để ai còn chưa biết sẽ có câu trả lời nha.

AstraZeneca là một trong những vắc xin đầu tiên trên Thế giới được đưa vào sử dụng sớm nhất. Ảnh: Euractiv/VNN

Vậy vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ cho người tiêm cao nhất khi nào?

Theo kết quả nghiên cứu của Y tế Công cộng Anh, khả năng bảo vệ chống lại nCoV sẽ giảm nhanh hơn ở những người đã tiêm 2 liều vắc xin AstraZeneca so với những người dùng vắc xin Pfizer.

Cụ thể, trong 10 tuần đầu tiên, vắc xin AstraZeneca cung cấp khả năng ngăn ngừa nCoV cao nhất và sẽ giảm mạnh sau 20 tuần. Đối với các trường hợp nhiễm biến thể Delta, hiệu quả này sẽ giảm từ 70% xuống còn 50%.

Trong khi đó, hiệu quả của vắc xin Pfizer ngăn ngừa nhiễm biến thể Delta có triệu chứng sẽ  giảm từ 90% xuống còn hơn 70% sau 10 tuần.

Đáng mừng là hiệu quả của vắc xin AstraZeneca trong việc ngăn ngừa nhập viện cho F0 giảm không đáng kể, từ hơn 90% sau khi tiêm chủng 2 tuần xuống còn 80% sau 20 tuần.

Ngoài ra, khả năng giảm nguy cơ qua đời của vắc xin AstraZeneca không có dấu hiệu giảm xuống, vẫn còn giữ được khoảng 80%.

“Hiệu quả của vắc xin AstraZeneca trong việc chống lại bệnh có triệu chứng đang giảm dần từ mốc 10 tuần sau khi tiêm liều thứ 2. Điều này rõ ràng nhất ở người lớn tuổi”, Y tế Công cộng Anh đưa ra kết luận.

Họ cũng nói rằng: “Dù vậy, khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện của AstraZeneca vẫn cao trong suốt thời gian theo dõi và ngay cả trong các nhóm nguy cơ lâm sàng. Cụ thể là hiệu quả của vắc xin chống lại việc nhập viện ở tuần thứ 15-20 là 75-90%”.

Vậy có cần tiêm mũi 3 vắc xin AstraZeneca không?

Theo báo cáo của ngành y tế Anh về các số liệu trong thế giới thực khẳng định có sự suy giảm kháng thể trong những tháng sau khi tiêm vắc xin. Điều này thể hiện qua sự gia tăng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng dù đã được tiêm chủng đầy đủ.

Hội đồng chuyên gia về hiệu quả vắc xin Vương quốc Anh đánh giá: “Các nhà khoa học cũng nhận định, ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định hiệu quả của vắc xin để chống lại bệnh có triệu chứng nhẹ đang bị giảm dần theo thời gian”.

Các chuyên gia này cũng nói rằng: “Có một số ghi nhận về việc suy giảm khả năng miễn dịch chống lại nguy cơ nhập viện ở nhóm người cao tuổi khi bị nhiễm biến thể Delta. Nhưng vắc xin AstraZeneca vẫn mang lại hiệu quả bảo vệ tốt”.

Trước đó hồi cuối tháng 6 trên báo Thanh niên cũng đề cập đến vấn đề tiêm liều thứ 3 vắc xin AstraZeneca. Theo đó, một nghiên cứu của Đại học Oxford đã phát hiện ra liều vắc xin AstraZeneca thứ 3 có khả năng tạo hiệu quả miễn dịch cao, và là phương án khả thi đáng được xem xét.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy cần tiêm nhắc lại mũi thứ 3, đặc biệt là ở những quốc gia có nguồn cung vắc xin hạn chế.

Vắc xin AstraZeneca được đánh giá cao, ảnh minh họa, internet

Phó giáo sư Teresa Lambe, Đại học Oxford cho biết: “Dữ liệu thu được từ thực tế cho thấy vắc xin có hiệu quả chống lại sự lây nhiễm nCoV. Rất nhiều nước trên thế giới thậm chí còn chưa được tiêm 1 liều vắc xin”.

“Vì thế tôi nghĩ thay vì tiêm liều thứ 3, số vắc xin đó nên được chuyển đến những nước đang thiếu này. Kịch bản đó có thể thay đổi vào mùa đông tới và chúng ta có thể thấy hiệu quả của việc tiêm nhắc lại vắc xin. Còn hiện tại, tôi không nghĩ chúng ta cần tìm ra bằng chứng cụ thể cho điều này”, bà Teresa Lambe nói.

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, liều vắc xin thứ 3 có thể làm tăng khả năng miễn dịch của kháng thể và tế bào T. Trong khi đó, mũi thứ 2 có thể được hoãn đến 45 tuần sau liều đầu tiên, nhưng vẫn có tác dụng tăng cường phản ứng miễn dịch.

“Những gì chúng ta thấy là liều thứ 3 của vắc xin AstraZeneca sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch kháng thể. Và thậm chí nó có thể đẩy kháng thể lên cao hơn so với 2 mũi tiêm trước. Đã có một số lo ngại rằng chúng tôi sẽ không sử dụng vắc xin AstraZeneca trong chế độ tiêm chủng tăng cường…”, bà Teresa Lambe cho biết.

Hiện nước Anh đã thực hiện tiêm 2 triệu mũi vắc xin tăng cường cho các đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm: người từ 50 tuổi trở lên, nhân viên y tế tuyến đầu, người chăm sóc người lớn tuổi, người sống cùng nhà với bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, người từ 16 – 49 tuổi có bệnh nền khiến họ có nguy cơ mắc nCoV nghiêm trọng.

Trên đây là một số thông tin về vắc xin AstraZeneca đã được đăng tải trên báo, đây cũng là vắc xin đang được nhiều người tiêm nên ai cũng muốn biết nhiều thông tin nhất về nó là điều cũng dễ hiểu.

Dù khi tiêm chủng đầy đủ rồi, mọi người nhớ vẫn phải thực hiện nghiêm túc 5K để dịch bệnh nhanh chấm dứt nha.

Nguồn: Tổng hợp

https://www.webtretho.com/p/vac-xin-astrazeneca-hieu-qua-toi-dau-co-can-dam-them-mui-3-khong-chuyen-gia-giai-thich

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *