TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Tỷ phú Sài thành có 20.000 nhà mặt phố, xây viện Từ Dũ: Đứa con út ყểu mệnh vẫn là dấu hỏi

Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn xưa vẫn thường gọi tứ đại hào phú ở đất Sài Thành là “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa“. Trong đó, tứHỏa là vị đại gia Hứa Bổn Hoả không chỉ giàu tiền giàu bạc mà còn sống nghĩa tình khi đóng góp nhiều công trình xây dựng ý nghĩa và giá trị.

 Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM là một trong những công trình được xây dựng bởi chú Hỏa. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM là một trong những công trình được xây dựng bởi chú Hỏa. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)

Thông tin đăng tải trên Trí Thức Trẻ, ông Hứa Bổn Hỏa tên thật là Huỳnh Văn Hoa (người gốc Hoa, sinh năm 1845 – ra đi năm 1901) thường được mọi người gọi chú Hoả.

Ông vốn là người gốc Hoa, quê ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) theo cha mẹ đến miền Nam (Việt Nam) định cư. Chú Hỏa cũng có gia cảnh bình thường như bao người Hoa ở Sài Gòn khi đó.

Từ hai bàn tay trắng, nhưng có khiếu kinh doanh và khôn khéo hơn người chú Hỏa khởi nghiệp từ một gánh ve chai rồi thành ông trùm bất động sản nức tiếng Đông Dương (3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia).

 Ông trùm bất động sản nổi tiếng khắp Đông Dương - Hứa Bổn Hỏa. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)
Ông trùm bất động sản nổi tiếng khắp Đông Dương – Hứa Bổn Hỏa. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)

Với sự nhạy bén của một người kinh doanh, khối tài sản của hào phú đất Sài Gòn ngày càng nhiều lên. Ông từng mua được 20.000 chiếc máy truyền tin phế thải của Pháp với giá hời. Nhiều người thắc mắc và tự hỏi vị đại gia này sao lại tiêu tiền vào một thứ vô bổ như vậy nhưng số máy truyền tin bỏ đi này đã cho ông một khối lượng vàng rất lớn.

Nhờ số vàng khổng lồ mà chú Hỏa đã mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và trở thành ông chủ của 20.000 căn nhà phố cùng rất nhiều công trình đồ sộ phục vụ người dân từ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ,.. đến các khách sạn nhà hàng như khu nhà khách chính phủ, khách sạn Palace Long Hải.

 Khách sạn Majestic ngày xưa. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Khách sạn Majestic ngày xưa. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)

 Bệnh viện Từ Dũ được xây dựng bởi Chú Hỏa. (Ảnh: Bệnh viện Từ Dũ)
Bệnh viện Từ Dũ được xây dựng bởi Chú Hỏa. (Ảnh: Bệnh viện Từ Dũ)

Trong số hàng chục nghìn căn nhà mà ông trùm bất động sản sở hữu, căn biệt thự tại số 97 đường Phó Đức Chính (ngày nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM) là nơi đặc biệt nhất. Dinh thự rộng hàng nghìn mét vuông này được ông để lại cho các con.

Tòa nhà lộng lẫy, tráng lệ gây ấn tượng ở chỗ có tới 99 cánh cửa, được thiết kế, lắp đặt đối xứng khắp 4 tầng lầu. Mỗi cánh cửa lại mang một phong cách độc đáo khác nhau. Trải qua hàng trăm năm, căn biệt phủ vẫn sừng sững với thời gian và lối kiến trúc Âu – Á vừa mang nét cổ kính vừa hiện đại, vô cùng hài hoà.

 Căn biệt thự có 99 cánh cửa. (Ảnh: Báo Phụ nữ) 
Căn biệt thự có 99 cánh cửa. (Ảnh: Báo Phụ nữ) 

Cũng tại nơi đây đã xuất hiện nhiều lời đồn đoán và những giai thoại của gia đình chú Hỏa. Theo lời đồn, vị đại gia này có 4 người con, trong đó có 3 người con trai Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui BonHoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa) và 1 cô con gái út được thường được gọi là Hứa Tiểu Lan.

 Ảnh chụp 3 người con trai của ông Hứa Bổn Hỏa. (Ảnh: Danh Nhân Sài Gòn)
Ảnh chụp 3 người con trai của ông Hứa Bổn Hỏa. (Ảnh: Danh Nhân Sài Gòn)

Cô con gái là tiểu thư nhà giàu, xinh đẹp động lòng người nhưng không may lại mắc bệnh phongcùi hay được biết đến bệnhhủi, vị đại gia rất yêu thương cô con gái út nên đã không tiếc tiền chạy chữa để mong con khỏi bệnh. Thế nhưng vì y học thời đó chưa phát triển nên căn bệnh của tiểu thư không thuyên giảm.

Chú Hỏa dù thương con nhưng vẫn dằn lòng để tiểu thư ở trong một căn phòng khóa kín. Hàng ngày sẽ có người giúp việc bê cơm, quần áo lên cho cô, đặc biệt họ phải đi lùi và nghiêm cấm không được nhìn mặt của Tiểu Lan.

 Tấm biển chỉ dẫn vị trí phòng của các thành viên trong nhà bằng tiếng Pháp. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Tấm biển chỉ dẫn vị trí phòng của các thành viên trong nhà bằng tiếng Pháp. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)

Tiểu Lan vốn là tiểu thư cành vàng lá ngọc, chẳng may mang bệnh và phải ở trong 4 bức tường khiến cô gàokhóc vô vọng. Cuối cùng cô ra đi một thời gian sau đó. Là người sống tình cảm, lại thương nhớ người con gái số khổ của mình, chú Hỏa đặt con trong một cỗ quantài bằng đá, nắp đậy là một tấm kính dày. Đều đặn mỗi ngày sẽ có người mang đồ ăn và quần áo lên phòng như khi cô còn sống.

Sau này có nhiều tin đồn và một số người nhìn thấy bóng áo trắng đi lại trong căn phòng. Rồi có người còn quả quyết là thấy một cô gái trẻ đứng bên cửa sổ khóc than mỗi đêm. Người hầu kẻ hạ trong nhà nghe thấy tiếng khóc nỉ non mỗi đêm khuya thanh vắng thế nhưng cũng chẳng ai dám hỏi chủ.

 Một tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Một tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)

Tuy nhiên, đó hoàn toàn chỉ là những câu chuyện được người Sài Gòn truyền tai kể nhau nghe về giai thoại nhà họ Hứa. Năm 1973, đạo diễn Lê Mộng Hoàng còn chuyển thể câu chuyện này thành phim vô cùng nổi tiếng.

Thế nhưng đến năm 2014, một tác giả đã trích lại tư liệu do chính dòng họ Hui Bon Hoa đang sinh sống ở Paris (Pháp) cung cấp, qua đó hé lộ tên họ thật, một phần cuộc đời chú Hỏa, ba người con trai và các cháu của ông. Tuyệt nhiên không nhắc gì đến việc ông có một cô con gái.

 Đôi quang gánh làm lên sự nghiệp lẫy lừng của ông Hứa Bổn Hỏa. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Đôi quang gánh làm lên sự nghiệp lẫy lừng của ông Hứa Bổn Hỏa. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)

Dù chuyện về người con gái duy nhất nhà họ Hứa có phải thật hay không thì những đóng góp và những công trình kiến trúc mà dòng họ này để lại thực sự khiến nhiều người ngưỡng mộ và cảm phục.

Nguồn: https://www.yan.vn/giai-thoai-ve-tieu-thu-la-ngoc-canh-vang-cua-huyen-thoai-ty-phu-sg-304791.html

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *