TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Trước khi tiêm vắc xin nCoV có 3 việc nên làm, 2 điều ‘cấm kỵ’: Nên tuân thủ để được an toàn hơn

Đứa em gái tớ 2 ngày nữa tiêm vắc xin nCoV, mà nó hồi hộp như chuẩn bị lấy chồng các mẹ ạ.

Hôm qua nó gọi điện hỏi tớ xem giờ nó phải chuẩn bị những gì để an toàn khi tiêm chủng, vì cũng nghe nói có nhiều người gặp phản ứng phụ dữ lắm nên đâm lo.

Ảnh minh hoạ

Nhưng nói thật mình chưa được tiêm nên vẫn bàng quan lắm, tới khi nó hỏi thì chả biết gì mà khuyên luôn.

Tới tận lát sau cúp máy tớ mới lên mạng tìm hiểu, may quá thấy bài chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa 2 Hoàng Quốc Tưởng – giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ trên báo về những việc nên và không nên làm trước khi tiêm vắc xin, cụ thể lắm các mẹ ạ!

Đúng là thông tin hữu ích cần cho tất cả mọi người lúc này. Mình chia sẻ lại ở dưới cho ai đang cần nhé

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

3 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin nCoV, bao gồm:

Việc đầu tiên: Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe

Đây là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới quá  trình khám sàng lọc và quyết định có tiêm vắc xin hay không. Ngoài việc mô tả, thông báo về tình hình sức khỏe cho bác sĩ, bạn cũng nên mang theo các giấy tờ khám chữa bệnh trước đó để bác sĩ hiểu rõ hơn.

Đặc biệt , với những người đang tiềm ẩn một số bệnh đái tháo đường, tim mạch, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình ‘bằng chứng’ về các bệnh lý để được tư vấn tốt nhất trước khi tiêm.

Việc thứ 2: Ăn uống đầy đủ, ngủ thật ngon, giữ tinh thần thoải mái

Bác sĩ Tưởng khuyên mọi người nên ăn uống đầy đủ, ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm và giữ tinh thần thoải mái.

Bởi vì nếu cơ thể bị đói có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.

Việc thứ 3: Chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần dùng

Theo bác sĩ Tưởng, trước tình hình nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, việc đi lại có phần bị ảnh hưởng, nên chúng ta nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cần dùng sau khi tiêm như thuốc giảm đau, hạ sốt.

Bởi vì các tác dụng phụ ngắn hạn thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin này là đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và có thể sốt nhẹ… nên nhiều người có thể cần dùng đến các loại thuốc này.

Theo bác sĩ Tưởng, sau khi tiêm, việc uống hay không uống thuốc giảm đau hạ sốt đều không ảnh hưởng đến việc sinh miễn dịch của vắc xin nCoV.

Nếu như  sốt cao trên 38,5 độ C, cơ thể mệt mỏi mà không hạ sốt kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định về liều lượng, khoảng cách giữa các liều của cán bộ y tế.

Chẳng hạn như việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt có thành phần paracetamol chỉ được uống 4-6 lần/ngày, không quá 4 gam/ngày. Cụ thể, nếu sử dụng thuốc Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, thì khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và được không uống quá 6 viên/ngày.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

2 việc nên tránh trước khi tiêm vắc xin nCoV, bao gồm:

Tránh uống bia rượu, cà phê

Việc uống bia rượu, cà phê nhiều trước khi tiêm vắc xin sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây mạch nhanh, huyết áp cao, dẫn đến không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng.

Tránh uống thuốc giảm đau hạ sốt

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra cảnh báo, không nên uống thuốc giảm đau trước khi tiêm vắc xin nCoV để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn.

“Uống thuốc giảm đau như paracetamol trước khi tiêm vắc xin nCoV để ngăn ngừa tác dụng phụ không được khuyến khích. Lý do là chúng ta không biết thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của vaccine”, WHO cho biết.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/truoc-khi-tiem-vac-xin-ncov-co-3-viec-nen-lam-2-dieu-cam-ky-nen-tuan-thu-de-duoc-an-toan-hon

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *