TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Trong vòng 24 giờ, TP.HCM có 4.692 ca COVID-19 mới trong tổng số 5.926 ca trên cả nước

Tối 18-7, Bộ Y tế cho biết cả nước có thêm 2.828 ca COVID-19, trong đó có 2.310 ca trong nước tại 26 tỉnh thành. Như vậy, trong 24 giờ qua, TP.HCM có đến 4.692 ca trong tổng số 5.926 ca trong nước – số ca cao nhất từ trước đến nay.

Một bệnh nhân COVID-19 rất nặng, nguy kịch được các bác sĩ chú ý theo dõi dấu hiệu sinh tồn liên tục – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Theo Bộ Y tế, tính từ 6h đến 19h30 ngày 18-7, cả nước có 2.828 ca mắc mới (BN51003-53830) trong đó có 21 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 2.807 ca ghi nhận trong nước.

Cụ thể tại TP.HCM (2.310), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (65), Bình Dương (64), Đà Nẵng (46), Long An (41), Phú Yên (39), Bình Thuận (37), Hà Nội (33), Khánh Hòa (31), Cần Thơ (14), Hưng Yên (13), Kiên Giang (9), Bình Phước (7), Nghệ An (5), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Bình Định (2), Hà Nam (2), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Bắc Giang (1), Sóc Trăng (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1); trong đó 2.108 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Như vậy, trong giờ qua, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca mắc mới, trong đó 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 5.887 ca ghi nhận trong nước, trong đó 4.960 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả. TP.HCM nhiều nhất với 4.692 ca, Bình Dương (345 ca, Đồng Nai 147 ca, Đồng Tháp 101 ca, Long An 89 ca…

Trong ngày có 355 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi từ đầu mùa dịch 10.667 ca

Từ ngày 4 đến 17-7 ghi nhận 29 ca tử vong tại TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Nội.

Với 2.828 ca mới này, số ca COVID-19 cả nước tính từ đầu dịch là 53.770 bệnh nhân, trong đó có 51.771 ca ghi nhận trong nước và 2.059 ca nhập cảnh. Riêng số ca mắc mới từ ngày 27-4 đến nay là 50.201 ca, trong đó có 50.201 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Có 4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng cho “kịch bản xấu và xấu hơn” về dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, đồng thời cam kết không để thiếu đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng điều trị tuyến đầu.

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác phòng chống COVID-19 ở TP.HCM là hạn chế số tử vong, đặc biệt đối với các ca mắc có bệnh lý nền, người cao tuổi, bệnh nhân chạy thận nhân tạo… – Ảnh: Bộ Y tế

Đó là báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng 18-7.

Theo Bộ trưởng, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM, các địa phương khu vực phía Nam tiếp tục có xu hướng phức tạp. Hiện ngành y tế đang tập trung ưu tiên giảm số ca bệnh nặng; hạn chế số tử vong, đặc biệt đối với các ca mắc có bệnh lý nền, người cao tuổi, bệnh nhân chạy thận nhân tạo…

Cho phép xuất kho, thiếu đâu lấy đó

Ông cho biết sau khi trao đổi với lãnh đạo TP.HCM, Bệnh viện hồi sức COVID-19 (đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2) đã được thiết lập, có công suất 1.000 giường sẽ được điều hành với cơ chế của một bệnh viện trung ương hạng đặc biệt, do giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức điều hành.

“Bộ Y tế ưu tiên tối đa trang thiết bị vật tư y tế, nhân lực tinh túy nhất để đưa về bệnh viện này, tối ưu hóa điều trị tất cả trường hợp thở máy trên toàn TP.HCM, quyết giữ cho bằng được mặt trận này” – ông Long khẳng định.

Ông cho biết Bộ Y tế cũng đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP.HCM và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao, máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Cho phép giám đốc Bệnh viện hồi sức 1.000 giường được quyền xuất cấp kho mà không cần xin ý kiến của Bộ Y tế.

Ảnh minh hoạ

“Thiếu đâu lấy đó, phải giữ bằng được mặt trận này trong điều trị” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cam kết không để thiếu trang thiết bị

Liên quan vấn đề trang thiết bị phòng chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết các địa phương mua sắm theo phương châm “4 tại chỗ” nhưng còn chậm. Có nhiều nguyên nhân về thủ tục, quy trình mua sắm nhiều bước; khả năng đáp ứng của các đơn vị cung ứng hạn chế; việc sử dụng sinh phẩm chẩn đoán ở mức độ cao hơn nhiều…

Bộ Y tế đang tính toán nhu cầu về các thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch như hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO, máy thở chức năng cao, máy thở oxy cao áp (HFNC), bơm tiêm điện, máy theo dõi các chức năng sống của bệnh nhân, máy lọc thận chậm…

Ngoài nguồn ngân sách, Bộ Y tế đang tích cực huy động, kêu gọi sự chung tay đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… và cam kết không để đội ngũ y, bác sĩ thiếu các đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng điều trị tuyến đầu.

Nguồn:
https://tuoitre.vn/24-gio-tp-hcm-co-4-692-ca-covid-19-moi-trong-so-5-926-ca-trong-nuoc-20210718191547876.htm
https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-thanh-long-bo-y-te-da-chuan-bi-san-sang-cho-kich-ban-xau-va-xau-hon-20210718154117418.htm

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *