TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

Tin đời sống

Quảng Ninh, vợ chồng U90 nắm tay đi làm CCCD: 61 năm từ lúc còn nghèo, xa 1 ngày chịu không nổi

Câu chuyện tìπh yêυ giữa đôi vợ chồng U90 dắt tay nhau đi làm Căn cước công dân (CCCD) khiến nhiều người ngưỡng mộ. Gắn bó hơn 60 năm, tìпh cảm giữa họ đã thành điều thiêng liêng đẹp đẽ. 

Ở đời, may mắn gặp được chân ái đã đáng quý, gặp được người đồng hành hơn nửa thế kỷ lại càng hiếm hoi. Mới đây, câu chuyện do anh chàng Đặng Đoàn Sang chia sẻ lên mạng xã hội về khoảnh khắc ông bà hạnh phúc nắm tay nhau đi làm CCCD nhanh chóng thu hút nhiều người quan tâm.

“Hôm đó, tôi tìπh cờ thấy ông bà dắt tay nhau nên chụp lại và cảm thấy ngọt ngào quá đỗi. Từ khi bà bị tai nạn giao thông rồi chân yếu đi, ông chẳng yên tâm để bà đi đâu một mình. Cho dù bà đi chợ cách nhà 500m, ông cũng dắt đi, đồng hành cùng mới yên lòng.

Đôi lúc có những khoảnh khắc giữa ông bà giản dị nhưng thật sự đáng quý biết bao. 61 năm một cuộc tìпh, ai chẳng muốn bản thân gặp được một tấm chân tìπh như thế!”, chàng trai chia sẻ về những khoảnh khắc siêu dễ thương của ông bà anh.

(Ảnh Internet)

Ông ngoại Sang tên Xuân Trường, sinh năm 1938. Bà ngoại là Tâm, ít hơn ông 3 tuổi. Hiện tại, hai ông bà sinh sống ở Uông Bí (Quảng Ninh). Theo lời kể, hồi còn trẻ, ông ngoại anh chàng vốn là công nhân nhà máy nhiệt điện Uông Bí, còn bà là làm nông nghiệp. Năm 1960, ông bà cưới nhau  theo một phong cách khá “hợp thời đại” ngày đó.

“Số là hai ông bà ở nhà gần nhau, biết nhau từ khi còn nhỏ. Sau này lớn lên, ông có vẻ ưng bà nên bảo mẹ sang hỏi cưới bà cho công. Có lẽ vì hồi ấy ông cao to đẹp trai, lại cũng có thể vì hai bên gần nhà nhau, đi làm dâu chẳng phải di chuyển xa xôi nên bà đồng ý luôn.

Những năm ấy, cứ cưới nhau về đã rồi tìπh cảm bồi đắp dần. Lần nào nói về tìпh yêυ để tiến đến hôn nhân, ông bà đều nói rằng hồi đó khác lắm, không phải yêυ đương và cũng chẳng giống bây giờ.

Đám cưới tổ chức năm 1960 rất đơn giản và giản dị đến mức không tưởng bởi lúc ấy còn chiến tranh, gia đình hai bên cũng chẳng lấy gì làm khá giả. Hôn lễ ấy không có tiệc mặn. Bố của ông ngoại còn đi chiến trường miền Nam nên đám cưới chỉ có gia đình nhà bà ngoại. Đó là một buổi lễ rất nhỏ gồm hoa quả, bánh kẹo. Xong xuôi, hai ông bà về sống với nhau.

Sau khi về chung một nhà, ông đi bộ đội, tham gia kháng chiến. Bà một mình ở lại quê nhà. Sau này, bà sinh ra hai đứa con, bà lại càng vất vả hơn. Ngày ấy, bà làm ở hợp tác xã nông nghiệp, vô cùng tần tảo và thu vén để cuộc sống đỡ hơn.

Lúc ấy, năm 1960 cưới nhau nhưng vì hoàn cảnh nên phải đến năm 1963, ông bà mới có một tấm ảnh đầu tiên chụp chung với nhau.

Trong tấm hình ấy, ông mặc đồ bộ đội. Bà còn trẻ măng tóc thắt bím hai bên. Cặp vợ chồng trẻ nhìn vào ống kính, nghiêm nghị rồi chụp một tấm hình. Từ đó đến nay, nó vẫn được giữ gìn vô cùng cẩn thận và được coi như tài sản quý giá, chứng nhân cho cuộc hôn nhân kéo dài hơn nửa thế kỷ của ông bà”.

(Ảnh Internet)

Nghe lời kể của người cháu cũng ít nhiều hình dung tìπh yêυ thời “ông bà anh” ngày ấy. Tuy mọi thứ có phần hơi mạo hiểm vì cưới về mới tìm hiểu dần nhưng bù lại đa phần những cuộc hôn nhân ấy lại bền chặt, vợ chồng keo sơn bằng tìпh nghĩa đáng trân quý.

Hai cụ ở với nhau có 6 người con. Sau khi ông đi kháng chiến đến năm 1968 quay về và làm công nhân ở nhà máy nhiệt điện. Chồng quay về, bà cũng đỡ vất vả hơn. Hai vợ chồng cùng nhau làm lụng, nuôi nấng 6 người con khôn lớn nên người.

“Từ chỗ họ chỉ “ưng” nhau rồi kết hôn, những năm tháng khó khăn, những lần đồng hành qua vất vả cuộc sống đã khiến cho ông bà ngày càng thấu hiểu cho nhau và yêυ nhau hơn.

Đến hiện tại, đã 61 năm trôi qua, cuộc hôn nhân của ông bà vẫn luôn bền chặt. Đôi lúc, ông bà cãi vặt chí chóe như trẻ con nhưng đó có lẽ là một thứ “gia vị” khiến cuộc sống hôn nhân của ông bà trở nên thú vị hơn, nhiều màu sắc hơn.

Bây giờ, chỉ cần ông đi đâu hay bà ốm phải nằm viện là người còn lại lo lắng, không thể ngủ được. Có lần, ông xa bà một ngày mà phải ngậm ngùi tâm sự: “Tưởng như nửa tháng”.

Hằng ngày, ông dẫn bà đi bộ để thể dục nâng cao sức khỏe. “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, câu nói này mới thật sự chính xác. Ông bà chăm nhau khi người kia bị ốm cẩn thận và chu đáo vô cùng. Ông bị tiểu đường, bà không cho ăn đồ ngọt. Bà bị đau chân thì ông còn tắm rửa cho bà. Những việc làm đầy tìπh cảm ấy khiến con cháu lúc nào cũng ngưỡng mộ”, anh Sang chia sẻ.

(Ảnh Internet)

Những mối tìπh thời “ông bà anh” đến nay vẫn là điều khiến giới trẻ phải học hỏi. Thời buổi yêυ nhanh cưới vội, nhiều cặp nồng nhiệt đến với nhau nhưng chỉ sau thời gian ngắn là nguội lạnh. Vì họ thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm và quên mất ngoài chữ tình vẫn còn phải dùng cái nghĩa để đối đãi nhau.

“Bình thường, ông tôi không phải là người lãng mạn hay nghĩ đến chuyện tặng quà cho bà vào những ngày lễ ông luôn thể hiện bằng hành động. Biết vợ mình sức khỏe yếu hơn, ông ngày nào cũng kiểm tra bà ăn ngủ đúng giờ.

Sáng sáng dắt bà đi bộ rồi lại xách làn đi chợ với bà. Ông chú ý đến đơn thuốc, dặn bà uống đúng giờ. Cảm nhận được sự chân thành trong những điều quan tâm ấy nên bà mới bảo rằng đó là lãng mạn nhất và không cần gì hơn.

Trong những tấm ảnh đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội mới đây, việc ông bà nắm tay nhau nó cũng như một lẽ thường tìпh và diễn ra hằng ngày vậy”, lời của người cháu trai tự hào kể về mối tìπh hơn nửa thế kỷ của ông bà anh.

Gần đây, có câu chuyện đôi vợ chồng ở Hà Nội sống hơn nửa thế kỷ bên nhau và không con cái. Thời trẻ, họ cật lực làm việc và để dành một khoản tiền, đến già cùng dọn vào viện dưỡng lão sống yên ổn bên nhau. Tìπh yêυ đôi khi thật mong manh nhưng lắm lúc cũng bền bỉ và đáng ngưỡng mộ như vậy. Có lẽ, bí quyết của những cặp đôi “ông bà anh” đó là biết nhường nhịn, thương nhau thật lòng kể cả cái tốt lẫn xấu và họ dùng tìпh nghĩa đối đãi để nắm tay đi đến lúc răng long đầu bạc. Đây cũng là điều khiến nhiều người trẻ cần noi theo giữa thời buổi cái gì cũng vội vã và dễ đổ vỡ.

Webtretho

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *