TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Tiêm vắc xin nCoV: 5 kiểu người phải trì hoãn, 2 đối tượng ‘không được tiêɱ’ để đảm bảo an toàn

Hiện nay cũng như nhiều quốc gia trên Thế giới, Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêɱ vắc xin phòng nCoV có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêɱ chủng quốc gia.

Và mặc dù rất nhiều người vẫn đang mong mỏi chờ đợi đến lượt mình được tiêɱ, vì cho đến nay căn bệnh này chưa có thuốc chữa, lại lây lan nhanh nên đây là cách phòng ngừa tốt nhất rồi.

Thế nhưng, không ít người vẫn đang băn khoăn không biết bản thân mình đang có bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường có tiêm được không.

Hay như cái đứa cùng cơ quan mình, con mới được 12 tháng, hôm vừa rồi có đợt đăng ký tiêɱ chủng, nó đăng ký rồi nhưng về mẹ chồng lại bảo đang cho con bú thì tiêɱ thế nào được mọi người ạ.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy những ai được tiêm vắc xin nCoV và đối tượng nào nên trì hoãn tiêɱ chủng?

Để tìm hiểu điều này, mình đã lên báo tìm hiểu thì đọc được thông tin rõ ràng thế này! Theo quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêɱ chủng vắc xin phòng nCoV của Bộ Y tế:

Người đến tiêm sẽ được phân loại thành 4 nhóm, bao gồm: Người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêɱ vắc xin nCoV.

1. Người đủ điều kiện tiêɱ bao gồm

Ảnh minh hoạ

– Người trong độ tuổi tiêɱ phòng theo khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

– Người không quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc tá dược trong thành phần của vắc xin.

– Người không thuộc 3 nhóm còn lại.

2. Người cần thận trọng

Với những trường hợp này cần được khám sàng lọc kỹ và tiêɱ tại cơ sở y tế đủ năng lực hồi sức cấp cứu, bao gồm:

– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

Ảnh minh hoạ

– Người có tiền sử giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu.

– Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

– Người trên 65 tuổi.

– Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường về mạch, nhịp thở và huyết áp.

– Người mất tri giác, năng lực hành vi.

3. Người phải trì hoãn

– Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, xơ gan mất bù hay ung thư giai đoạn cuối…

– Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển và chưa kiểm soát được.

– Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

– Những người từng mắc nCoV trong 6 tháng.

– Phụ nữ đang mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.

4. Người không được tiêm

– Người có bất kỳ chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất.

– Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo khuyến cáo của chuyên gia Chương trình Tiêɱ chủng mở rộng quốc gia, để đảm bảo an toàn trong và sau tiêm vắc xin nCoV, mọi người cần thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường như:

– Các dấu hiệu xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày đầu sau tiêɱ thường gặp

Choáng, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn; vã mồ hôi, run tay chân, da tái, ớn lạnh; tê mặt, tê bì tay chân, co quắp tay chân; miệng ngứa, sưng môi/lưỡi; phát ban, mẩn đỏ toàn thân, da ngứa, phù mặt; buồn nôn, nôn, nôn khan, đau bụng, tiêu chảy; khó thở, tức ngực, khò khè, cảm giác nghẹt thở; huyết áp tăng hoặc tụt, nổi hạch, mạch nhanh.

– Các dấu hiệu xuất hiện từ 4 – 28 ngày sau tiêm vắc xin:

Đau đầu dai dẳng, dữ dội; các triệu chứng thần kinh khu trú: yếu, liệt tay chân; nhìn mờ hoặc nhìn đôi; co giật; khó thở hoặc đau ngực; đau, phù chi dưới; đau bụng dai dẳng; chảy máu, xuất huyết da, đi ngoài phân đen…

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/tiem-vac-xin-ncov-5-kieu-nguoi-phai-tri-hoan-2-doi-tuong-khong-duoc-tiem-de-dam-bao-an-toan

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *