TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Sống cùng nhà với nhiều F0 nhưng tôi vẫn âm tính với nCoV vì sao: Bác sĩ giải thích

D.ịch b.ệnh nCoV dễ lây lan, nhất là với chủng Delta nên từ đầu mùa đến giờ có rất nhiều gia đình cùng nhau nhiễ.m bện.h là điều thường tình.

Thế nhưng,  cũng có một số người chứng kiến các thành viên sống cùng nhà lần lượt trở thành F0 nhưng mình vẫn âm tính, dù trước đó có sinh hoạt chung với những F0 này. Vậy là vì sao, liệu họ có phải là những F0 đã nhi.ễm bệ.nh rồi tự khỏi không?

Người được tiêm vắc xin sẽ có kháng thể nCoV, khó phát hiện từng là F0 hay chưa. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Bác sĩ giải thích:

Giải thích về điều này, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệ.nh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết cũng có thể là do ‘hên’ chưa nhiễ.m bệ.nh.

Tuy nhiên, cũng có thể người đó mới là người bệ.nh đầu tiên nhưng đã tự khỏi mà không hay biết. Đến khi người khác bị lây nhiễm, có triệu chứng và đi xét nghiệm hay tình cờ được xét nghiệm, mới phát hiện ra.

“Ở các đợt dịch trước, chúng ta từng nghe đến chuyện F1 âm tính mà F2 lại dương tính là có 2 khả năng: một là F2 đó thật ra là F1 của chuỗi lây khác, hai là F1 đó mới là F0 thực sự, rồi lây cho người tưởng là F0 và người tưởng là F2, nhưng  thực ra bản thân họ nhiễm virus trước và khỏi rồi. Trong bối cảnh dịch bện.h phức tạp như hiện nay, khả năng đó càng cao” bác sĩ Khanh nói thêm.

Vậy làm sao để biết có phải là F0 “bện.h rồi tự khỏi”?

Theo bác sĩ Khanh, để có thể biết chắc chắn F0 đó có phải bị nhiễm bệ.nh rồi tự khỏi hay không, chỉ có cách duy nhất là đi đến cơ sở y tế để lấy máu xét nghiệm kháng thể kháng nCoV (IgM/IgG).

Tuy nhiên, với điều kiện là bạn chưa tiêm vắc-xin nCoV, bởi vì với người đã tiêm chủng rồi thì trong máu cũng có kháng thể, không thể phân biệt.

Chuyên gia này cũng cho biết, nếu đúng người đó là F0 đã tự khỏi bệ.nh thì có thể an tâm hơn những người khác, bởi vì kháng thể ở F0 đã khỏi bện..h thực ra còn mạnh hơn người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.

Theo bác sĩ Khanh thì với những người này có thể tiếp tục ở nhà nghỉ ngơi, hoặc có thể đi tình nguyện chống dịch, ở mọi mặt trận.

Một số người chứng kiến các thành viên sống cùng nhà lần lượt trở thành F0 nhưng mình vẫn âm tính. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Hai điều cần lưu ý khi có thể có nhiều người trong cộng đồng là F0 đã khỏi bệ.nh mà không biết

Đầu tiên: Người nhiễm nCoV nhưng không thành b.ệnh n.hân, tức là F0 không có triệu chứng, vẫn rất nhiều (chiếm khoảng 60%-70%).

Theo bác sĩ Khanh, không có cách gì nhận diện được những F0 này, trừ phải xét nghiệm. Vì vậy, cho dù không có triệu chứng gì mà bạn vẫn là người phải đi làm và đi ra ngoài trong thời gian giãn cách, đừng quên 5K để bảo vệ cộng đồng và bảo vệ chính người thân của bạn.

Bởi vì bạn có thể vô tình mang bện.h về cho họ mà không biết, và có thể họ không may mắn như bạn, trở thành ca có triệu chứng, thậm chí là bệ.n.h trở nặng.

Thứ hai: Không phải vì cả nhà, cả xóm nhiễm nCoV mà mình thoát thì có quyền chủ quan

Bởi vì nếu bạn chưa xét nghiệm kháng thể hoặc bạn là người đã tiêm vắc-xin nCoV nên không xét nghiệm phân biệt được.

Theo bác sĩ Khanh, có khi bạn là người may mắn nên đến giờ vẫn chưa bị b.ệnh, chứ không phải đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2, nên vẫn có nguy cơ trở thành F0 và có khi còn là ca bệ.nh nặng.

Qua những thông tin bác sĩ Khanh vừa chia sẻ trên 1 tờ báo này, hy vọng sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc vì sao trong cùng 1 gia đình sinh hoạt cùng nhau, mà có người là F0 nhưng có người lại âm tính rồi đó. Chúc mọi người luôn an toàn và khỏe mạnh để vượt qua mùa dịch.

Nguồn: Tổng hợp

https://www.webtretho. com/f/benh-thuong-gap/song-cung-nha-voi-nhieu-f0-nhung-toi-van-am-tinh-voi-ncov-vi-sao-bac-si-giai-thich

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *