TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Sau 5 tháng mở cửa, quốc gia đầu tiên ‘sống chung với virus’ giờ ra sao: Bài học đắt giá rút ra

Từ bao lâu nay, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo rằng virus nCoV sẽ không thực sự biến mất và nó sẽ trở thành một loại bệnh tồn tại song song với con người. Mục tiêu đưa số ca nhiễm về 0 là điều gần như không thể thực hiện được và ai cũng biết rằng ‘không thể phong tỏa mãi được’.

Chính vì thế mà nhiều quốc gia trên thế giới đã nghĩ đến việc thực hiện ‘sống chung với dịch’, tức là mở cửa phong tỏa, cho người dân hoạt động trở lại dưới sự kiểm soát nhất định và bắt đầu một cuộc sống ‘bình thường mới’ – sống chung với virus.

Thế nhưng, mọi thứ không hề đơn giản như vậy. Một quốc gia ‘tiên phong’ trong việc mở cửa sống chung với dịch đã nhận lại ‘bài học đắt giá’. Cụ thể, đó chính là Israel (cũng là quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng đạt top cao nhất thế giới), trong tuần qua đã chứng kiến làn sóng dịch bệnh ‘tồi tệ chưa từng có càn quét khắp đất nước’. Đây là nguyên văn nhận định được báo chí đăng tải.

Bài học từ Israel không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà tất cả mọi quốc gia đang chống dịch trên thế giới. Thông tin cụ thể được đăng tải trên báo chí như sau.

Isreal là đất nước có tỷ lệ tiêm chủng nằm ở top đầu. Ảnh: VNE

Israel ra sao sau khi thực hiện ‘sống chung với dịch’

Trước khi ‘mở cửa’, quốc gia này từng được mệnh danh là ‘hình mẫu chống dịch’ vì số ca nhiễm ít, tỷ lệ tiêm chủng cao. Đặc biệt, đây cũng là quốc gia có tốc độ tiêm chủng thuộc hàng top đầu thế giới (tỉ lệ người tiêm đủ 2 liều vượt 50%)

Chính vì vậy, bắt đầu từ tháng 4, nước này đã có những chính sách mở cửa trở lại nền kinh tế xã hội để người dân có cuộc sống bình thường mới.

Thế nhưng, tình thế đã thay đổi rất nhanh!

Tong tuần qua, đất nước này ghi nhận trung bình gần 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Từ một đất nước được đánh giá là hình mẫu, an toàn trước kia, giờ lại là nơi có tỷ lệ số ca mắc mới (trên tổng số dân) cao nhất thế giới. Ngày 2/9, Israel có số ca nhiễm cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát với hơn 11.000 ca.

Đặc biệt, cũng từ đây mà Israel đang phải đối mặt với số lượng lớn ca nhiễm, nhất là mối quan ngại về việc nhiều bệnh nhân diễn biến nặng.

Trong tình thế đó, vấn đề ‘hiệu quả của vắc xin đến đâu’ cũng khiến các nhà hoạch định chính sách của nước này đau đầu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của vắc xin sẽ giảm theo thời gian. Lúc này, Israel cũng là nước đi đầu triển khai tiêm liều vắc xin bổ sinh cho người dân. Ngay cả trẻ em cũng bắt đầu được tiêm chủng.

Hiện tại, mỗi ngày đất nước này có khoảng 100.00 người được tiêm vắc xin, đa phần là mũi thứ 3 và số ít là mũi thứ 4. Vắc xin được sử dụng ở Israel là của Pfizer-BioNTech.

GS. Eyal Leshem (Trung tâm Y tế Sheba ở thành phố Tel Ha Shomer) nhận định: Chung sống với nCoV là duy trì cuộc sống bình thường mà không cần phong tỏa, số bệnh nhân nhập viện hoặc qua đời không ở mức cao.

Bài học nào cho những nước muốn mở cửa trở lại như Israel?

Giới quan chức Israel cho biết: Số ca nhiễm tăng nhanh hiện nay ở nước này tập trung chủ yếu ở những người chưa tiêm vắc xin, nhất là trẻ em. Có một số người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm bệnh. Ngoài ra, có những lo ngại về hiện tượng vắc xin dần mất hiệu quả theo thời gian.

Giới chức nước này cho biết: Ưu tiên lớn nhất trong đại dịch hiện nay là bảo vệ người già và giảm số ca mắc ở trẻ em.

Nước này đã mở cửa đón học sinh trở lại trường học. Ảnh: JTA

Chuyên gia dịch tễ nhận định số ca nhiễm ở nhóm trên 30 tuổi đã bắt đầu đi xuống nhờ mũi tiêm vắc xin bổ sung cùng biện pháp hạn chế quán bar, nhà hàng. Ông Ran Balicer – người đứng đầu nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ nước này nhận định: Tỷ lệ số ca nhiễm cao nhất những tuần gần đây nằm ở nhóm trẻ em dưới 12 tuổi. Cũng từ tuần trước, hàng triệu trẻ em của Israel bắt đầu trở lại trường học.

Trẻ em đi học bình thường khiến tình hình thêm phức tạp. Đây có thể là yếu tố thay đổi hoàn toàn diễn biến dịch bệnh, đồng thời đặt mọi lứa tuổi ở nước này trước nguy cơ lây nhiễm. Bởi, trẻ em sẽ mang virus từ lớp học về nhà.

GS. Eyal Leshem nhận định: ‘Nếu so sánh với 1 năm trước, khi đó chúng ta hoàn toàn không có biện pháp nào ngoài đóng cửa triệt để. Giờ đây, hệ thống giáo dục đã trở lại, hoạt động thương mai mở cửa. Và dù có 50.000 ca mắc mỗi tuần nhưng điều may mắn là không có làn sóng nhập viện hoặc qua đời quá tồi tệ’.

Tại khu vực châu Âu mở rộng, Iaarael nằm trong nhóm 5 khu vực có tỷ lệ ca nhiễm mới cao nhất. Đứng đầu là Scoland – nơi tỷ lệ người tiêm đủ liều vắc xin chiếm 68%. Số ca nhiễm cũng bùng phát trở lại khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ và trường học mở cửa trở lại.

Hiện tại, người chưa tiêm vắc xin chiếm hơn 90% số ca bệnh nặng phải nhập viện. Điều đó chứng tỏ rằng ngay cả khi vắc xin mất dần tác dụng thì nó vẫn có thể bảo vệ người đã tiêm chủng khỏi nguy cơ bệnh nặng hay qua đời. Do đó, miễn dịch nhờ vắc xin giảm dần là một thách thức mà các quốc gia cần chuẩn bị kế hoạch đối phó.

Đây là thông tin được đăng tải trên báo. Mong rằng từ trường hợp của Israel, các nước khác trong đó có Việt Nam sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá để giúp hạn chế nguy cơ bùng dịch.

Nguồn: Tổng hợp

https://www.webtretho .com/p/sau-5-thang-mo-cua-quoc-gia-dau-tien-song-chung-voi-virus-gio-ra-sao-bai-hoc-dat-gia-rut-ra

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *