TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

TIN TỨC

Hiệu Lực Vắc Xin Vero Cell Cao Nhất Khi Nào Và Mấy Tháng Sẽ Suy Giảm: Người Tiêm Rồi Nên Biết

Nhiều người dân khắp cả nước, kể cả 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội cũng đã được tiêm Vero cell (thuộc tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc), nhưng không phải ai cũng có nhiều thông tin về vắc xin này.

Cũng như nhiều loại vắc xin nCoV khác đang sử dụng tại Việt Nam là AstraZeneca, Pfizer hay Moderna…  nhiều người cũng muốn biết vắc xin Vero cell mà họ được tiêm đến khi nào thì đạt hiệu quả cao nhất và có cần tiêm nhắc lại như khuyến cáo từ một số vắc xin khác không?

Vero cell là một trong số 8 vắc xin nCoV đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Ảnh: Yicai Global

Vậy vắc xin Vero Cell đạt hiệu quả cao nhất khi nào sau khi tiêm chủng?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, vắc xin Vero Cell có hiệu lực 79% trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 và nhập viện.

Kết quả dựa trên thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia, vắc xin này đạt hiệu quả cao nhất sau 14 ngày kể từ khi được tiêm đủ 2 liều .

Vậy nhưng đã có nhiều công bố chỉ ra rằng, hiệu quả của vắc xin Vero Cell cũng như nhiều vắc xin nCoV khác, sẽ bị suy giảm nhanh hơn khi chống lại các chủng đột biến SARS-CoV-2, ví dụ như Delta.

Hơn nữa, mặc dù hiệu quả vắc xin Vero Cell sau thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh là 79%. Thế nhưng hiệu lực thực tế của vắc xin này có khác biệt lớn giữa những quốc gia khác nhau.

Cụ thể, theo cục trưởng Gabriela Jimenez, Cục trưởng Cục Tiêm chủng, Bộ Y tế Peru cho biết, theo thống kê thì hiệu quả của vắc xin Sinopharm trong việc ngăn ngừa F0 trở nặng và qua đời là 94%, tỷ lệ qua đời do nCoV ở các bác sĩ Peru được tiêm vắc xin này đã giảm 98%.

Ông Leo Capitelli, thị trưởng thành phố Serana, bang Sao Paulo, Brazil cho biết, theo số liệu công bố vào cuối tháng 5 cho thấy, sau khi tiêm chủng đầy đủ, số ca nCoV có triệu chứng mới tại địa phương đã giảm 80% và số ca qua đời mới giảm 95%. Trong khi số ca mắc và qua đời trung bình trong ngày ở Brazil vẫn ở mức cao. Ngoài ra, số ca nhập viện vì nCoV và số ca qua đời ở Serrana hiện đã giảm xuống con số 0.

Các loại vắc xin được cấp phép đều phát huy hiệu quả trong việc phòng chống virus. Ảnh minh họa, internet

WHO khẳng định vắc xin hiệu quả với biến thể Delta

TS Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy vắc xin Sinopharm vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng nCoV do biến thể Delta gây ra, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng.

Trước đó, trên website của mình, WHO khẳng định vắc xin Sinopharm đã được chứng minh là có khả năng sinh miễn dịch và không có mối lo ngại nào về tính an toàn đã được xác định trong các nghiên cứu lâm sàng.

“Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Sinopharm”, chuyên gia này cho biết thêm.

Tiến sĩ Park nhận định cũng nhận định: “Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều nước cho thấy, 2 liều vắc xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại các F0 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ 2”.

Cũng như những loại vắc xin nCov khác, Vero Cell cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, theo ghi nhận được hầu hết là các phản ứng từ nhẹ đến trung bình và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Ảnh minh hoạ

Với các phản ứng tại chỗ: Phản ứng rất thường gặp là đau tại chỗ tiêm; Phản ứng ít gặp là sưng, đỏ, cứng và ngứa; Phản ứng hiếm gặp là nổi ban đỏ.

Với các phản ứng toàn thân: Các phản ứng rất thường gặp là đau đầu; Các phản ứng thường gặp bao gồm sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, ngứa.

Các phản ứng ít gặp như chán ăn, táo bón, chóng mặt, khó nuốt, đau hầu họng, chảy nước mũi, quá mẫn cảm.

Phản ứng hiếm gặp như: Buồn ngủ, hắt hơi, phản ứng dị ưng cấp tính, đau bụng, đau chân tay, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm giác, đánh trống ngực, nổi hạch, đau tai, hôn mê.

Phản ứng rất hiếm gặp bao gồm: Ớn lạnh, run, chảy máu cam, đau cổ, đau hàm, hen suyễn, mất vị giác, chậm “đèn đỏ”, viêm dạ dày, kích thích cổ họng, viêm amidan, rối loạn chú ý, rối loạn chức năng vị giác, u cổ, loét miệng, đau răng, khó chịu, mờ mắt, kích ứng mắt, căng thẳng, tăng/hạ huyết áp, tiểu không kiểm soát, rối loạn thực quản.

Ngoài ra, không có dữ liệu về phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin Vero Cell.

Vắc xin Vero Cell có hiệu lực 79%. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Những trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin Vero Cell

– Người có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin Vero Cell trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.

– Người có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 với bất kỳ dị nguyên nào.

– Trường hợp khác là những người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin Vero Cell như Hydroxit nhôm.

Tóm lại đây là vắc xin của Trung Quốc được phát triển theo cách “truyền thống” hơn so với một số loại vắc xin nCoV khác đang được sử dụng như Pfizer và Moderna.

Nếu như vắc xin Pfizer và Moderna được bào chế theo công nghệ mRNA, thì Sinopharm là vắc xin bất hoạt sử dụng các phần tử virus bất hoạt nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể.

Tại Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã và đang Sinopharm đề phòng, chống nCoV cho người dân, kể cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tất cả người dân được tiêm vắc xin Sinopharm đều an toàn.

Nguồn: http://vi.cungcon.vn/hieu-luc-vac-xin-vero-cell-cao-nhat/?fbclid=IwAR2mINXYMupyGEmq86un-tZi-MUOQqAMMEXiz-RblBcVzApJ2oA3olH8u2E
https://www.giadinhmoi.vn/hieu-luc-vac-xin-vero-cell-cao-nhat-khi-nao-va-may-thang-se-suy-giam-nguoi-tiem-roi-nen-biet-d64703.html?demo

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *