TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

Tin đời sống TIN TỨC

‘Con nhà người ta‘ một lúc đỗ 21 trường đại học ở Anh, Pháp, Mỹ 18 tuổi đã là lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Nguyễn Lê Đông Hải quả thực là “con nhà người ta” trong truyền thuyết, khi nhận được thư trúng tuyển từ 21 trường đại học ở Anh, Pháp, Mỹ và Singapore.

Lý lịch trích chéo

Họ và tên: Nguyễn Lê Đông Hải

Năm sinh: Gen Z chính hiệu, thành viên “2K2-line”

Nơi “cắp sách”: Năm lớp 10, Hải thi đỗ THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi), sau đó nhanh chóng “rinh” học bổng toàn phần và hoàn thành lớp 11, 12 tại Học viện CATS Boston (Mỹ).

Du học sinh “đa-zi-năng” trong mắt bạn bè quốc tế

Chỉ cần nghe danh chàng trai trúng tuyển 21 trường đại học, bạn đã hiểu Đông Hải chắc hẳn phải là một học sinh rất chăm chỉ, giỏi giang.

Đúng vậy đó, trong suốt các năm THPT, Hải đã giữ vững mức GPA 3.9/4.0 và đạt điểm thi SAT 1520/2000 (môn Toán 800/800).

Với kinh nghiệm của mình, cậu bạn đã giúp teen Đà Nẵng tổ chức một hội nghị mô phỏng ở vị trí chủ tọa.

Bên cạnh đó, Đông Hải còn tham gia rất nhiều hoạt động, cuộc thi để trau dồi thêm kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Cậu bạn từng là diễn giả trên diễn đàn TEDxYouth, tham gia cuộc thi sáng chế khoa học với phát minh về máy in 3D dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Khi trở về Quảng Ngãi trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Hải đã tranh thủ tham gia hoạt động của Đoàn Thanh niên và kêu gọi đóng góp cho dự án ATM Gạo nữa đó!

Các bạn du học sinh vẫn thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường học mới và ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Hải cũng giống như vậy, cậu bạn từng có suy nghĩ sẽ chỉ cố tập trung vào việc học. Nhưng sau đó, cậu bạn đã nhận ra mình phải tích cực hơn, giao lưu và kết thân với bạn bè đến từ nhiều quốc gia.

“Việc giao lưu với bạn bè từ nhiều quốc gia và chủng tộc khác nhau sẽ khiến chúng ta có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu hơn về văn hóa và cách nghĩ của họ để từ đó mình có cách ứng xử phù hợp” – Hải nhắn nhủ.

Đông Hải tại Hội thảo “Giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0” do GAEE và Sở Giáo dục Đào tạo, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức. Ảnh: NVCC.

Hành trình trở thành nhà kinh tế học tuổi teen

Kinh tế học luôn là một khái niệm khô khan với học sinh chúng mình, nhưng Đông Hải thì lại thích mê bộ môn này. Chuyện là trong những ngày luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh qua một số tờ báo như Wall Street Journal, The Economist, Financial Times, cậu bạn đã nhận ra mình có hứng thú với kinh tế.

Khi bước vào Học viện CATS Boston, Hải đã đăng ký học AP Macroeconomics (Kinh tế vĩ mô) và AP Microeconomics (Kinh tế vi mô). Đây là những môn nằm trong chương trình học năm nhất Đại học cho khối ngành kinh tế, vậy nên lượng kiến thức sẽ nặng hơn so với khả năng của các bạn teen.

Để học hỏi thêm về môn học này, cậu bạn đã thành lập CLB Kinh tế ở trường, tổ chức các buổi dạy kèm cho những bạn bị “lỡ nhịp” trong lớp.

Bên cạnh đó, Hải còn tham gia nghiên cứu kinh tế và thắng giải “Nhà Kinh tế trẻ của năm” do Financial Times và Hội đồng Kinh tế Hoàng gia Anh tổ chức.

Một trong những thành tích “xịn xò” nhất mà cậu bạn này thực hiện chính là GAEE (Global Association of Economics Education) một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động đa quốc gia về lĩnh vực giáo dục kinh tế.

“Sáng kiến này được nhen nhóm từ ba năm trước, vốn chỉ là một mạng lưới các CLB Kinh tế nằm rải rác tại châu Á và Bắc Mỹ. Sau đó, GAEE phát triển thành tổ chức, hoạt động tại hơn 8 quốc gia.

Được các thành viên giao cho vị trí lãnh đạo, mình đã tập trung phát triển mạng lưới đối tác của GAEE, hiện bao gồm Liên Hợp Quốc, AIESEC, Google, Microsoft, Hiệp hội Kinh tế Quốc tế và nhiều trường Đại học trên thế giới” – “chủ xị” của GAEE chia sẻ.

Cậu bạn từng tham gia làm diễn giả tại diễn đàn TEDxYouth 2 lần. Ảnh: NVCC.

Trở thành lãnh đạo một tổ chức đa quốc gia không hề dễ dàng chút nào.

Hải kể khó khăn lớn nhất bạn ấy gặp phải là các thành viên trải khắp mọi múi giờ. Nhiều đêm học bài xong, cậu bạn phải thức đến tận sáng để trao đổi với các đối tác và thành viên trên khắp thế giới của GAEE.

Tuy nhiên, với niềm đam mê của mình, Hải luôn mong muốn mở rộng GAEE ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để gặp gỡ nhiều bạn trẻ yêu kinh tế học.

Từ du học sinh bỡ ngỡ khi đặt chân đến Boston, Mỹ, Đông Hải đã trở thành chàng trai có nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, thậm chí còn được Hoàng gia Vương quốc Anh trao chức vụ Ủy viên.

Người truyền cảm hứng cho Hải chính là nữ bác học Marie Curie. Hải luôn noi theo tinh thần vượt khó và thái độ tôn trọng công việc của bà.

Hành trình đã đi qua không hề dễ dàng, nhưng lại được cậu bạn thực hiện với đam mê học hỏi và sự tích cực của mình.

Nguồn: Tổng hợp

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *