TIN CUỘC SỐNG

Cập nhật tin tức hàng ngày

Bếp & Mẹo

Rim tôm không cần ướp nhiều gia vị, chỉ cần cho thứ quen thuộc này vào đảm bảo thơm ngon đậm đà

Cách rim tôm không cần tẩm ướp mà thấm vị đậm đà, màu sắc hấp dẫn, cực kì đưa cơm như sau:

Món tôm rim là món ăn quen thuộc với bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình vì dễ làm lại rất đưa cơm.

Cách rim tôm không khó và có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng làm sao để có hương vị món ăn ngon nhất, hấp dẫn, màu sắc đẹp mắt thì không phải ai cũng biết.

Cách rim tôm không cần tẩm ướp mà thấm vị đậm đà, màu sắc hấp dẫn, cực kì đưa cơm như sau:

8 cách bóc vỏ tôm chín, tôm luộc, tôm sống cực nhanh đơn giản không bẩn tay

Nguyên liệu rim tôm:

– Tôm to bóc vỏ: 500 gr

– Bột năng: 3-4 thìa

– Trứng: 1-2 quả

– Xì dầu: 3-4 thìa

– Hành khô, tỏi, đường, dứa thái hạt lựu

rim-tom

Cách rim tôm:

– Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà; nhúng tôm qua lòng trắng rồi cho vào hộp, thêm 3-4 thìa to bột năng, đậy nắp hộp lắc đều.

– Sau đấy rán tôm chín vàng rồi vớt ra.

– Pha nước sốt: cho xì dầu, bột canh, xíu đường, xíu dấm, tỏi nêm nếm vừa miệng (không cho dấm cũng được).

– Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô rồi đổ sốt vào, đợi nước sốt sôi cho tôm vào đun đến khi sền sệt thì đổ nốt lòng đỏ trứng vào đảo đều.

– Nếu có thêm dứa thái hạt lựu cho thêm 2-3 thìa to vào đảo cùng.

Cách Làm Món Tôm rim của Ngọc Bích - Cookpad

Những người không nên ăn tôm

Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng, lâu khỏi.

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người đau mắt đỏ cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá.

Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm chứa tới 152mg cholesterol, vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Cách luộc tôm ngọt, ngon không phải ai cũng biết

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều i-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn tôm.

Người yếu bụng

Khi ăn đồ lạnh, bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Những người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bình Luận

Phản Hồi

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *